Cách trồng hoa trà my và cách chăm sóc cây hoa trà my sai hoa, bông to đẹp

Cách trồng hoa trà my và cách chăm sóc cây hoa trà my sai hoa, bông to đẹp

Hoa trà my là một trong những loại cây cần người trồng phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và kiến thức chăm sóc loài hoa này. Bởi vậy nên người xưa có câu: “vua chơi lan, quan chơi trà” – những loài hoa chỉ dành cho giới vương giả, quyền quý. Bài viết này mình xin chia sẻ tới các bạn cách trồng hoa trà my và cách chăm sóc cây hoa trà my khoẻ, đẹp ra nhiều nụ, bông hoa to.

Giới thiệu về cây hoa trà my

Nguồn gốc: hoa trà hay còn gọi là hoa trà my có tên khoa học là Camellia japonica, có nguồn gốc ôn đới từ các vùng Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản và được biết đến là loài hoa biểu tượng của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

  • Đặc điểm của cây hoa trà my

Cây hoa trà my ưa khí hậu mát mẻ, nửa bóng râm, mùa hè nắng nóng nên đặt cây dưới tán cây khác hoặc dùng lưới đen che lại. Cây trà thích được đặt ở nơi gần nguồn nước, do vậy thường thấy các vườn trồng trà số lượng lớn luôn có 1 mương nước nhỏ chạy dọc xung quanh vườn.

cach-trong-hoa-tra-my

Cách trồng cây hoa trà my

Việc trồng hoa trà my không đơn giản như các loại hoa, cây khác chọn chậu chất liệu như thế nào cũng được mà hoa trà cần cầu kỳ hơn một chút. Do vậy cách trồng hoa trà my sẽ bao gồm 2 bước quan trọng là chọn chậu trồng cách trồng hoa trà my.

Xem thêm: Hoa trà ra nụ vào tháng mấy, cách chăm sóc cây hoa trà đang nụ

Cách chọn chậu trồng hoa trà my

Chậu trồng hoa trà my nên dùng: chậu xi măng, đất nung, gốm hoặc chậu có độ thoáng cao, trao đổi khí tốt, nên có chân chậu để thoát nước là tốt nhất.

Bởi vì trà rễ màng nên việc hấp thu trao đổi không khí rất cần thiết, các chậu gốm, đất nung, xi măng mình nhìn nó kín vậy nhưng không khí vẫn lưu thông qua thành chậu vào trong đất được, vì nó vẫn có các lỗ nhỏ li ti, ngoài ra nó giữ ẩm và trao đổi nhiệt rất tốt giúp cho đất mát. Vậy nên cách trồng hoa trà my tốt nhất nên dùng các loại chậu này.

Chậu không nên dùng: các chậu có men bóng bên ngoài, những chậu để tịt xuống đất gây ứ nước mà khi trồng không được kê lên. Cách trồng hoa trà my tốt nhất nên hạn chế những loại chậu này bởi vì chậu men bóng có lớp men có độ khít cao nên khó lưu thông và trao đổi nhiệt. Vào mùa hè nó sẽ làm đất trong chậu bị bí, om đất và giữ nhiệt lâu, nước không thoát hoặc ngấm qua thành chậu được, cộng thêm trà rễ màng thì nó càng phá hỏng cấu trúc rễ nhanh hơn vì vậy không nên hoặc hạn chế dùng.

Xem thêm:  

Chậu nhựa chỉ nên trồng thời gian ngắn, vì nó cũng giống chậu men bóng, không tốt cho sự phát triển của cây.

Cách trồng hoa trà my trong chậu

Thực hiện cách trồng hoa trà my với cây giống nhỏ hoặc cây lớn sau khi đã chơi hết hoa dịp Tết nguyên đán:

Lót đáy chậu: Sau tết nên vặt hết hoa và nụ đi cho cây nuôi thân và lộc và chuyển cây hoa trà my sang một cái chậu to hơn, chậu mới bạn lấy một miếng mảnh sành úp ngược nó xuống miệng lỗ chậu (mục đích không cho đất nó vít miệng lỗ thoát nước), sau đó bạn rải lên đáy chậu xỉ than tổ ong đập nhỏ cỡ ngón chân cái hoặc bao diêm. Cách trồng hoa trà my như vậy giúp bộ rễ của cây thông thoáng, phát triển tốt.

Chuẩn bị đất trồng hoa trà my: nếu ở thành phố, bạn có thể mua bao đất trồng trộn sẵn có thành phần đất thịt, mùn dừa, trấu hun rồi trộn đất đó với xỉ than tổ ong (đập nhỏ xỉ tầm đốt ngón tay cái) theo tỉ lệ 6:4 (6 đất, 4 xỉ), đây là cách trồng hoa trà my đơn giản nhất. Nếu bạn không dùng đất mua sẵn thì nên dùng đất đáy ruộng hoặc đáy ao phơi khô kiệt, trộn với trấu và xỉ theo tỉ lệ 6:2:2 ( 6 đất, 2 chấu, 2 xỉ).

cach-trong-hoa-tra-my-dep

Bạn rải một lớp mỏng đất trồng ở trên lên lớp xỉ, tiếp đó bạn cầm gốc cây lay cái chậu để nhấc cả bầu cây lên, nếu không nhấc được bạn cắt chậu ra sao cho giữ bầu được tốt không bị vỡ tới gốc cây.

cach-trong-hoa-tra-my-4

Tiếp đến đặt bầu cây vào chậu, rải đất xung quanh sao cho cao hơn miệng bầu cây một chút ( vì khi tưới nó sẽ xẹp đất xuống), rải một lớp xỉ than lên trên mặt chậu là xong.

Sau khi thay chậu xong, bạn tưới nước đẫm cây, mục đích cho đất bám hết vào rễ. Sau lần tưới đẫm đó, hàng ngày bạn chỉ tưới đủ ẩm thôi là được, không tưới nhiều quá làm úng cây. Làm đúng với cách trồng hoa trà my như vậy đảm bảo rễ cây trà của bạn sẽ khoẻ mạnh, phát triển tốt.

Xem thêm:   Kỹ thuật cắt ghép cành cây cảnh

Cách chăm sóc cây hoa trà my sau khi sang chậu mới: bạn lấy nước gạo để qua đêm, pha loãng tưới cho cây khoảng tuần 2-3 lần, còn các lần khác bạn tưới nươc thường là được.

Nếu nước máy bạn nên để qua đêm cho bay hết các chất hoá học đi, không tứoi lâu nó ngấm vào cây làm cây không khoẻ mạnh.

Cách chăm sóc cây hoa trà my

Chăm sóc hoa trà my có hai điểm đặc biệt cần lưu ý đó là việc bón phân và tưới nước cho cây. Cây hoa trà không ưa quá nhiều phân, cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Do vậy mình cùng tìm hiểu nhé.

Hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây hoa trà my

Bón phân cho cây hoa trà my rất quan trọng, liên quan tới sự phát triển và ra hoa của cây, có hai giai đoạn bón phân rất quan trọng là:

Giai đoạn sau khi hết hoa, và sang chậu: thường khoảng tháng 2-3 âm lịch, đây là giai đoạn cây kiệt quệ do nuôi dưỡng hoa, và cũng là giai đoạn cây đâm chồi mới, nên rất cần dinh dưỡng để phát triển.

Giai đoạn cây sau khi đã đóng nụ: đây là giai đoạn cây đã tiêu hoá hết chất dinh dưỡng từ đợt bón phân trước, và cây cần dinh dưỡng mới để nuôi nụ, nuôi hoa đợt mới, giai đoạn này cách giai đoạn đầu tầm 6 tháng, có nghĩa khoảng tháng 9-10 âm là phù hợp. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng cần lưu ý về cách chăm sóc cây hoa trà my.

Ngoài các giai đoạn trên ra, trong quá trình chăm sóc, ta có thể bổ sung các vi chất giúp cây hấp thu và phát triển tốt như: thỉnh thoảng tưới thêm nước gạo chua pha loãng, dịch chuối…

Các loại phân cho trà: Các loại phân cho trà tốt nhất là phân hữu cơ như: phân cá, phân ốc, trùn quế, phân dê…

Bên cạnh đó có thể sử dụng phân hóa học tổng hợp NPK như phân đầu trâu chia ra 3 tháng bón một lần khoảng 1-2 thìa cà phê cho chậu đường kính tầm 30-40cm. Đây là giải pháp cho cách chăm sóc cây hoa trà my khá tốt, nhàn nhất và dễ nhất.

Xem thêm:   Cách trồng cây ngải cứu đa dụng tại nhà

Cách chăm sóc cây hoa trà khi mới mua về

Hướng dẫn cách tưới nước cho cây hoa trà my

Trà my là loại cây bụi ( thân thảo), rễ màng, ưa râm, chịu được rét nhưng không chịu được nóng, thích ẩm nhưng lại không chịu được úng. Đối với người mới chơi hoa trà thì phần khó nhất trong cách chăm sóc cây hoa trà my là việc xác định được cây thiếu nước hay thừa nước còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Có một mẹo nhỏ khá hữu ích đó là: Đặt một cục đất ải, thật khô, thật cứng lên bề mặt chậu hoa trà, tỉ lệ cục đất sao cho chiếm 1/10 bề mặt chậu trở lên là được.

Khi tưới nước cho cây trà, tưới lên cả cục đất đó, bất kể nắng mưa heo may nắng rát… cứ khi các bác thấy cục đất khô chuyển sang màu vàng thì tưới, cục đất vẫn ẩm và nâu dẻo thì thôi. Cách chăm sóc cây hoa trà my này vô cùng đơn giản nhưng rất hữu ích và thiết thực.

Một số loại sâu, bệnh hại cây hoa trà my

Hoa trà tuy ít sâu bệnh gây hại nhưng có một số loài sâu đặc biệt cần chú ý vì chúng sinh sôi nảy nở nhanh, khó tiêu diệt. Sau đây mình liệt kê một số loại sâu, bệnh hại đáng chú ý để các bạn tham khảo nhé.

  • Bệnh cháy mép lá và cách khắc phục:

Bệnh cháy mép lá: thường phát sinh vào mùa hè, khi gặp mưa nắng thất thường xen kẽ nhau sinh ra vi khuẩn Xanthomonas xâm nhập vào rễ làm bộ rễ kém đi gây ra tình trạng dinh dưỡng chuyển hoá trong cây chậm. Mới đầu vết cháy/ vết nâu thường xuất hiện ở mũi và mép lá, rồi ăn lan dần ra dọc theo mép lá vào trong, gây rụng dần lá và chết cây.

Cách khắc phục: Đảm bảo giá thể khi trồng phải sạch sẽ, kê cao chậu, để thoáng và róc nước. Nếu chỉ một vài lá thì ngắt bỏ, theo dõi một thời gian không thấy phát sinh thêm thì ok, nếu lan ra nhiều thì mới phải mua thuốc về trị, một số loại sau để tham khảo TT Basu, COC85 WP…

cach-cham-soc-hoa-tra-my-2

  • Rệp ống hại cây hoa trà và cách phòng trừ:

Rệp ống: hút lá và cành non làm cho lá khô và rụng.

Phương pháp phòng trừ: Dùng thuốc Rogor 0,1% phun 3 ngày 1 lần, phun từ 3-4 lần.

  • Sâu róm chè: